Nhiều mô hình góp phần phát triển kinh tế nông thôn
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.Phát sóng show thực tế mới 'Anh trai say hi'
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Vua Charles rất tự hào về Vương phi Kate Middleton
Ngày 19.3, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau. Tại đây, nhiều nội dung quan trọng về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã được thảo luận, định hướng cho năm 2025 với chủ đề "Tuổi trẻ Cà Mau tự hào, vững tin theo Đảng".Tại buổi làm việc, anh Nguyễn Hoàng Đạo, Bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, báo cáo những kết quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua. Năm 2025, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức 12 hoạt động phong trào cấp tỉnh, đồng thời tham gia 8 hoạt động cấp khu vực và toàn quốc.Đại diện lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh đánh giá cao những kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất Đoàn thanh niên cần chủ động nghiên cứu, định hướng các mô hình tổ chức hoạt động phù hợp với xu thế mới.Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Hồ Hải ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đoàn thanh niên tỉnh Cà Mau. Đồng thời, yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2025, chú trọng triển khai các công trình, phần việc có ý nghĩa thiết thực, có tính lan tỏa cao trong xã hội. Các hoạt động cần được chọn lọc để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và có sản phẩm cụ thể.Bí thư Tỉnh ủy kỳ vọng tuổi trẻ Cà Mau tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo, đoàn kết, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thời gian gần đây với sự quan tâm đến sức khỏe và tiết kiệm tăng cao, mọi người đang dần có xu hướng nấu ăn tại nhà. Việc này vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sự cân bằng dinh dưỡng. Và để việc nấu ăn an toàn hơn, bạn cần chú ý đến đế vài điều như hóa chất, bỏng dầu, cắt phải tay… Và trong bài viết này, hãy cùng Rejuvaskin Việt Nam khám phá 5 mẹo giúp bạn bảo vệ làn da ngay trong căn bếp.Ngăn trong căn bếp quen thuộc, bàn tay của chúng ta vẫn phải tiếp xúc với nhiều hóa chất từ nước rửa chén, cồn sát khuẩn… Những vật dụng vô cùng quen thuộc nhưng khiến làn da tay dễ khô và có thể gây kích ứng mức độ nhẹ. Và để sở hữu làn da tay mịn màng, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các nguyên liệu quen thuộc chăm dưỡng.Ngoài ra bạn có thể sử dụng nha đam, sữa tươi không đường, sữa chua… với khả năng tương tự. Ngoài da tay bạn cũng có thể hợp tạo thành mặt nạ thiên nhiên cho da và tóc. Bỏng do nhiệt, bắn dầu, nước sôi đều là "tai nạn" quen thuộc khi nấu ăn. Đối với vết bỏng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự sơ cứu tại nhà theo những bước sau:Một sản phẩm nhỏ gọn mà bạn có thể trang bị trong căn bếp để sơ cứu vết thương hở như vết bỏng, trầy xước hay cắt tay như Xịt lành thương giảm sẹo HemaCut Spray. Để có thể dùng trong chăm sóc vết thương hở, HemaCut Spray an toàn dùng cho vết thương hở. Với thành phần chính là Silicone y tế hóa lỏng có khả năng tạo màng bảo vệ trên vết thương, cản trở vi khuẩn và bụi bẩn bám lên vết thương. Ngoài ra lớp màng này giúp vết thương giữ độ ẩm, duy trì sự sống của tế bào và thúc đẩy tiến trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Một điểm đặc biệt khác của HemaCut Spray chính là công nghệ giảm đau với amin. Những phân tử amin này sẽ làm giảm mức stress oxy hóa tại vết thương từ đó giảm đau tại vết thương. Bởi chính công nghệ này, HemaCut Spray nhận bằng sáng chế của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hoà Séc.Sau khi vết thương lành, làn da sẽ bắt đầu hình thành sẹo và tăng sắc tố thành vết thâm. Với những vết sẹo thâm, bạn có thể bổ sung mặt nạ ngừa thâm từ nghệ mật ong hoặc các sản phẩm trị thâm với công thức tích hợp khả năng dưỡng ẩm, chống oxy hóa và dưỡng sáng da.Sản phẩm nổi bật với 23 dưỡng chất từ thiên nhiên, kết hợp giữa các yếu tố dưỡng ẩm từ bơ thực vật, Hyaluronic Acid, Squalane. Ngoài ra, sản phẩm tập hơn 7 hoạt chất chống oxy hóa, ức chế melanin như Hành tây tím, Coenzyme-Q10, Vitamin A,E,C và chiết xuất thảo dược chống oxy hoá.Để sản phẩm đạt hiệu quả ngừa sẹo thâm, bạn nên thoa sản phẩm 3-4 lần/ ngày ngay sau khi vết thương đã lành giúp sẹo sáng màu, hạn chế tình trạng co kéo và mềm viền sẹo hiệu quả. Không chỉ giúp ngừa sẹo bỏng, Scar Esthetique có thể sử dụng trong việc trị sẹo côn trùng cắn, sẹo trầy xước do té ngã, sẹo thâm sau mụn, sẹo thủy đậu và sẹo rỗ. Đặc biệt với công thức chuẩn FDA-Hoa Kỳ, sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi. Thông tin chi tiết kem trị sẹo Scar Esthetique chính hãng xem ngay tại đây nhé: https://rejuvaskin.com.vn/san-pham/kem-ho-tro-dieu-tri-seo-scar-esthetique.htmlMặt nạ nha đam, mật ong, sữa tươi, sữa chua, khoai tây, cà chua, nghệ… đều là lựa chọn lý tưởng cho việc chăm sóc da nhẹ nhàng tại nhà. Có rất nhiều công thức tạo nên mặt nạ tuyệt vời như bột nghệ với sữa tươi không đường giúp dưỡng sáng da, giảm thâm. Nha đam và nước cốt chanh hỗ trợ giảm mụn, nhưng nước cốt chanh có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng nên bạn cần chú ý chống nắng.Các chất tẩy rửa mạnh chứa chất tạo bọt sulfate (Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Laureth Sulfate), benzen (alkylbenzene sulfonates), hương hóa học, tạo màu hóa học… tiếp xúc với làn da có thể khiến da khô, dùng trong thời dài có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Chính vì thế, hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm tẩy rửa lành tính, an toàn với làn da và đeo bao tay khi sử dụng những sản phẩm tẩy rửa. Chăm sóc da tay mềm mại cùng với những điều vô cùng quen thuộc trong căn bếp nhỏ.
Đấu trí với chiêu trò của dân buôn ma túy cộm cán
Khu vực 2: 7 đội nam, 2 đội nữ đăng ký, gồm 106 VĐV. Dự kiến diễn ra từ 24.10 đến 29.10 tại TP.Đà Nẵng